QUẢN TRỊ NHÂN SỰ VỚI THUYẾT X,Y,Z

 Tất cả những người làm nhân sự hoặc các giảng viên đào tạo Quản trị Nhân sự đều thuộc lòng thuyết X, Y, Z. Đây là 3 thuyết quan trọng trong các nghiên cứu về Quản trị nhân sự, quản lý nhân sự và gần đây nhất được xem xét nghiêm túc trong Hành vi tổ chức. Đầu tiên tôi xin điểm qua một chút về quá trình phát triển các học thuyết về Nhân sự này. thuyết x y z

Đầu tiên, từ xa xưa, người ta luôn tâm niệm rằng bản chất con người là lười lao động và họ quan tâm đến cái mà họ nhận được từ công việc chứ không phải công việc họ làm. Do đó quan điểm này đòi hỏi người quản lý trực tiếp phải giám sát, kiểm tra chặt chẽ, kỷ luật nghiêm ngặt. Từ quan điểm này, thuyết X hay còn được xem là mô hình cổ điển ra đời. Thuyết X đưa ra phương án quản lý là thực tế, khoa học, kỷ luật, trật tự, lặp đi lặp lại và không quan tâm đến tính sáng tạo của người lao động. Đứng đầu trường phái này là Frederick Wilson Taylor (1856-1915), ngoài ra, Gantt, Fayol, Gilbreth cũng được cho là cổ vũ cho trường phái này.

Trường phái này có những ưu điểm là có sự phân tích rõ ràng, khoa học, tỉ mỉ mọi công việc, nhờ đó việc phân công lao động rất chặt chẽ và việc đào tạo, huấn luyện rất dễ dàng. Mỗi công việc luôn có các định mức, tiêu chuẩn (hiện nay còn có các KPI nhân sự rõ ràng), việc trả lương rất tương xứng với công lao động. Do tính chất chỉ huy thống nhất, nên các mệnh lệnh được truyền đạt từ trên xuống, giảm thiểu sự khác biệt trong cách hiểu giữa các cấp quản lý. thuyết x y z

 

Nhược điểm lớn nhất của trường phái này là không tin vào sự cống hiến việc của người lao động, và do người lao động luôn bị kiểm tra, giám sát, nên thường có tâm trạng đối phó, và cũng do chỉ tập trung vào “công” lao động nên người lao động thường có khuynh hướng làm việc quá sức (nếu muốn tăng thu nhập) và không phát huy tính sáng tạo. Một mặt nào đó, luôn có sự chống đối giữa người lao động và người quản lý.

Phát triển hơn, là quan niệm “cư xử với người lao động như một con người” được các nước tư bản công nghiệp phát triển hình thành và phát triển. Trường phái này cổ xúy cho việc tạo một bầu không khí thân thiện, dân chủ, biết lắng nghe giữa nhà quản lý và người lao động. Đây cũng chính là thuyết Y hay còn được xem là mô hình hoặc trường phái tâm lý – xã hội (trường phái quan tâm đến các mối quan hệ con người).

Trường phái này áp dụng triệt để nguyên tắc phân quyền cho cấp dưới, tìm kiếm sự đóng góp của cấp dưới vào các công việc chung, phát triển tinh thần tự quản, tự chịu trách nhiệm, thường xuyên có sự liên lạc giữa người quản lý và người lao động… Đứng đầu trường phái này là Elton Mayo, sau đó còn có Likert, Mashlow, Lewin…

Ưu điểm của trường phái này là quá rõ, tận dụng được sự sáng tạo và tự quản của các cấp, nhưng đây cũng chính là nhược điểm lớn nhất, nếu không có hệ thống quản lý tốt, trên thực tế sẽ rất dễ bị lạm dụng với những nhân viên lười biếng, chây ỳ, đặc biệt là những nhóm lao động tay chân.

Phát triển hơn trường phái X, Y là trường phái Z, còn được gọi là trường phái hiện đại (trường phái khai thác các tiềm năng con người). Trường phái này xem doanh nghiệp là một hệ thống mở, hệ thống không cố định, luôn thay đổi, uyển chuyển theo sự thay đổi của môi trường, dự án. Trong mô hình này, xuất hiện các tổ dự án, tổ chất lượng, tổ tự quản. Những đổi mối luôn là sự đối thoại và lấy ý kiến giữa người quản lý và người lao động. Đòi hỏi nhà quản lý cần học cách quản lý con người sao cho khéo léo, sắp xếp, phân công công việc một cách chính xác, đúng người đúng việc. thuyết x y z

Trường phái này rất phát triển hiện nay, nhưng các báo cáo gần đây của WST, cảnh báo rằng, với hệ thống quá mở mà không có sự kiểm soát tốt, các hệ thống sẽ mạnh ai nấy chạy mà không theo một định hướng chung, từ đó dẫn đến mất tính ổn định cơ bản của hệ thống. Hệ thống có thể mang lại các sáng tạo, nhưng các sáng tạo không tập trung vào mục tiêu cao nhất của công ty.

 

Như vậy, thuyết X, Y hay Z đều có ưu và nhược điểm của nó, vậy đâu là một lý thuyết có thể tận dụng được các ưu điểm và hạn chế các nhược điểm? Tôi xin giới thiệu lý thuyết “Quản trị Nhân sự hiệu quả” mà tôi áp dụng trong nhiều năm qua. Thuyết “Quản trị Nhân sự hiệu quả” có các đặc điểm sau:

  1. Xây dựng hệ thống quản lý đến từng quy trình, từng vị trí công việc và có hệ thống đánh giá công bằng (sử dụng thuyết X).

Để hiện thực hóa điều này, tổ chức bắt đầu từ hoạch định, định biên nhân sự, phân tích công việc, xây dựng các quy trình từ hoạch định, tuyển dụng, quan hệ lao động cho đến quy trình nghỉ việc. Ngoài ra, mỗi bộ phận đều có các chỉ tiêu KPI và mỗi vị trí công việc có các KPI tương ứng. thuyết x y z

Việc xây dựng nền tảng quản lý này giúp hệ thống ổn định trong mọi tình huống để đạt được các nhiệm vụ HẰNG NGÀY.

  1. Có sự trao đổi giữa người quản lý, công đoàn, nhân viên với những thay đổi mang tính hệ thống (áp dụng thuyết Y).Một số công ty còn có cả bộ phận quản lý sự thay đổi để điều hành các hoạt động thay đổi, đổi mới.
  2. Thành lập các nhóm xung kích, nhóm chất lượng hoặc nhóm sáng tạo(đặt tên gì là tùy bạn). Nhóm là tập hợp của các thành viên ưu tú của công ty, nhiệm vụ của nhóm là đề xuất các ý kiến, các kế hoạch để cải tiến hoạt động của công ty. Nhóm này được sự bảo trợ của lãnh đạo cao nhất, các trưởng phòng, bộ phận chính quy. Nhóm này ra đời theo nguyên tắc của thuyết Z và là nhóm luôn đưa ra kế hoạch cải tiến, sáng tạo cho các hoạt động của công ty. thuyết x y z
  3. Có hệ thống đánh giá và cải tiến liên tục, nhóm sáng tạo cũng liên tục được đánh giá và cổ vũ.

Với 4 định hướng này, tôi cho rằng có thể tận dụng tối đa các điểm mạnh kỹ của các thuyết X, Y Z và triệt tiêu các điểm yếu của các thuyết này. Mong rằng các chuyên gia về quản trị nhân sự cho thêm ý kiến để hoàn thiện một quan điểm về quản trị nhân sự trong bối cảnh cần nhiều cải tiến nhưng vẫn trong tầm kiểm soát như hiện nay.

Xem thêm: Quản lý cấp trung