HR Manager là gì và khóa đào tạo giảng viên? Đâu là công việc của một
trưởng phòng nhân sự? Trước tiên, chúng ta sẽ đi vào từng câu hỏi đơn
giản nhất và trả lời cho chúng:
HR Manager là gì?
HR Manager là cách gọi bằng tiếng Anh
(nghe rất chuyên nghiệp) của vị trí trưởng phòng Nhân sự. Trưởng phòng
nhân sự là người quán xuyến các mảng công việc liên quản đến nhân sự
(tuyển dụng, đào tạo), chính sách, quyền lợi của từng cá thể trong công
ty. Họ cũng là những người đem những cá thể trong công ty xích lại gần
nhau, biến thành một thể thống nhất, làm việc vì mục tiêu chung trong
khi vẫn chăm sóc từng cá nhân một cách kỹ càng.
Các mảng trong hoạt động nhân sự mà HR Manager trực tiếp chịu trách nhiệm bao gồm:
-
Quản lý tuyển dụng trong công ty
-
Quản lý đào tạo nhân sự
-
Quản lý chính sách
-
Đưa ra định hướng nhân sự
Ở những phần tiếp theo, chúng ta sẽ đi sâu tìm hiểu từng đầu việc này của người trưởng phòng nhân sự.
Vai trò của quản lý nhân sự
Quản lý nhân sự đóng một vai trò vô cùng
quan trọng trong cấu trúc doanh nghiệp. Họ là cầu nối giữa mọi người
trong doanh nghiệp và là người giải quyết các vấn đề nội bộ một cách
hiệu quả.
Đi về lịch sử một chút, từ xưa khi mà các
doanh nghiệp chuyên nghiệp đầu tiên được hình thành, bộ phận nhân sự
đúng hơn là một bộ phận hành chính khi lo các thủ tục giấy tờ, tiền
lương, các quyết định hành chính trong doanh nghiệp. Dần dà, ngoài việc
hành chính, bộ phận nhân sự tiếp quản thêm việc tuyển dụng và đào tạo
nhân sự. Sau đó, ngoài tuyển mới, đào tạo và các công việc hành chính,
bộ phận nhân sự tiếp tục lo cho sự phát triển cao hơn cho các thành viên
trong doanh nghiệp, quản lý và điều chỉnh các mối quan hệ trong doanh
nghiệp.
Ngày nay, trong môi trường kinh doanh hiện
đại, ngoài tiếp quản các mảng nêu trên, bộ phận HR còn đóng vai trò dẫn
đầu doanh nghiệp khi phần lớn các kế hoạch kinh doanh đều được tích hợp
vào các kế hoạch nhân sự dài hạn. Vì vậy, một quản lý nhân sự giỏi là
một người vô cùng cần thiết cho doanh nghiệp. Chúng ta sẽ đi vào khám
phá chi tiết một chút:
Về con người
1. Tuyển dụng
Quản lý Nhân sự là người trực tiếp kiểm soát cùng với chương trình đào tạo nội bộ, đôi khi là thực hiện một số vị trí trong các bước sau:
-
Đánh giá và đưa ra đề xuất về nhu cầu tuyển dụng.
-
Thu hút tuyển dụng qua xây dựng chiến lược phát triển thương hiệu tuyển dụng.
-
Viết bản mô tả công việc và bản tin tuyển dụng cho các vị trí cần thiết.
-
Phỏng vấn và tuyển chọn.
-
Đào tạo, giúp người mới hòa nhập về cả kỹ năng và tính cách để phù hợp với cộng đồng.
-
Quản lý các giấy tờ biểu mẫu liên quan đến quy trình tuyển dụng.
Những công việc này một HR Manager có thể
giao cho chuyên viên của mình thực hiện nhưng họ phải trực tiếp đứng ra
quản lý, kiểm soát bởi đó là trách nhiệm của người đứng đầu bộ phận.
2. Đào tạo và phát triển con người
Việc onboarding nhân viên mới và
kích thích họ phát triển là việc chắc chắn phải làm trong doanh nghệp.
Trong thế giới kinh doanh hiện đại, công nghệ thông tin khiến mọi thứ
thay đổi như chong chóng nên các nhân viên có kinh nghiệm cũng cần được
trau dồi hằng ngày và người quản lý nhân sự có thể là cầu nối về quan hệ
giúp giảm thiểu chi phí học tập và kích thích khả năng học hỏi trong
mỗi nhân viên.
Các công việc chính trong mảng đào tạo mà một HR Manager cần quản lý đó là:
-
Quan sát và đề xuất đào tạo: Nhiệm vụ của HR Manager có thể là lên khung chương trình hoặc đứng ra tổ chức lớp học và mời các diễn giả, thầy giáo giỏi về một số lĩnh vực cần thiết để trực tiếp giảng dạy. Đôi khi có thể là học Online và có hỗ trợ học phí cho các cá nhân tham gia học tập.
-
Tổ chức đào tạo: Địa điểm, hình thức, người dạy, chi phí, thời gian, … là những gì mà một người quản lý cần để tâm cùng với chương trình train the trainer.
-
Hỗ trợ kiểm tra đầu ra và khảo sát sau khóa học: HR Manager cần nắm được là nhân sự học tập có hiệu quả không, có ứng dụng được kiến thức không để đo lường được hiệu quả về chi phí khi bỏ ra cho nhân viên đi học. Sau đó, doanh nghiệp cần tạo những khảo sát để biết rằng liệu có nên tổ chức các khóa học kiểu như này nữa không.
-
Quản lý giấy tờ liên quan tới quá trình đào tạo: Các giấy tờ liên quan như giấy chứng nhận hoàn thành khóa học sau đào tạo, các chi phí thuê địa điểm, mời diễn giả, mẫu thu hoạch cho mỗi nhân viên sau buổi học, … đều cần được quản lý Nhân sự nắm giữ và quản lý.