1. Giám sát những nhân tố làm giảm sút động lực
Một trong những quan niệm sai lầm cần phải được loại bỏ ngay là nghĩ rằng chúng ta có thể tạo ra động lực cho người khác. Động lực là một yếu tố nội lực. Nói như vậy nghĩa là ngay cả người nhân viên giỏi nhất cũng có thể bị giảm sút động lực. Vậy nên vai trò lãnh đạo của bạn sẽ nhân đôi: Một là xây dựng môi trường cho phép động lực thúc đẩy và sự chủ động sáng tạo của các thành viên bộc lộ một cách tự nhiên. Hai là quan sát và tìm ra những yếu tố có thể khiến cả đội nản lòng thoái chí.Ví dụ như việc bạn không giữ lời, không ghi nhận cố gắng của người khác, và khen thưởng những người không làm gì ngang mức với những người có cố gắng. Như huấn luyện viên bóng đá Mike Delaney đã nói: “Bất kỳ doanh nghiệp hay ngành công nghiệp nào trả công như nhau cho những người lười biếng và những người chăm chỉ thì sớm hay muộn họ cũng sẽ tự nhận thấy số người lười biếng sẽ nhiều hơn số người chăm chỉ, nhiệt tình với công việc.”
Để giữ vững động lực thúc đẩy, người ta thường muốn cảm thấy mình đang là một phần của một thứ vĩ đại hơn chính họ. Hãy kết nối với họ, giúp họ hiểu được rằng những nỗ lực của họ gắn bó trực tiếp vào một mục tiêu lớn hơn.
2. Để mắt tới những Chỉ số về Khả năng gây hứng thú
Là một chủ doanh nghiệp nhỏ, bạn thường theo dõi vô số những chỉ số kinh doanh ví dụ như hoạt động kinh doanh, chi phí quản lý và năng suất nhân viên và cách giữ lửa cho nhân viên. Vậy còn chỉ số về Khả năng gây hứng thú thì sao?Những doanh nhân thành công thường tìm ra bí kíp nguyên tắc xây dựng văn hóa doanh nghiệp có thể thúc đẩy động lực của nhân viên. Một chức năng quan trọng của môi trường lao động là phải đảm bảo đó là nơi tạo được sự hứng thú làm việc. Đảm bảo rằng nhân viên cảm thấy hài lòng về nơi làm việc là một động thái thông minh của một chủ doanh nghiệp. Môi trường làm việc lí thú sẽ giúp giải tỏa áp lực và căng thẳng- mà những yếu tố đó có thể làm giảm dần động lực trong thời gian dài.
Chúng ta dành phần lớn thời gian khi thức để làm việc. Điều này khiến cho con người ta cảm thấy khó khăn hơn trong việc tách biệt giữa công việc và cuộc sống riêng tư. Hãy tự hỏi bản thân mình, nhân viên có cảm thấy hạnh phúc khi đi làm vào mỗi buổi sáng không hay họ cảm thấy kinh sợ điều đó? Có rất nhiều cách để tạo nên một môi trường làm việc lí thú. Hai biện pháp hàng đầu là: Loại bỏ những quy tắc ngớ ngẩn ở nơi làm việc và đảm bảo rằng mọi người không bị soi mói từng li từng tí.
3. Thiết lập nhiều cột mốc nhỏ
Liên tục chạy theo những dự án dài không ngừng nghỉ có thể khiến cho tinh thần nhân viên mệt mỏi và kết quả là họ mất dần nhiệt huyết theo thời gian. Để tránh điều này, ngay từ khi bắt đầu mỗi dự án, hãy đặt ra những cột mốc nhỏ cho cả dự án, và ăn mừng những chiến thắng nhỏ trên chặng đường dài. Hành động đơn giản này sẽ giúp nạp lại năng lượng cho mọi người và giữ cho động lực của họ duy trì vững vàng.4. Giữ bản thân và nhân viên luôn ở trong khu vực - trạng thái flow
Flow = trạng thái mà mỗi chức năng riêng biệt đều đạt hiệu suất cao nhất. Trạng thái này diễn ra khi chúng ta tham gia vào những hoạt động tạo ra nguồn động lực thúc đẩy và khi mà thử thách và kỹ năng đạt được sự cân bằng. Nó tạo ra điểm năng suất cực đại với cách truyền lửa . Giống như vận động viên điền kinh hay nhạc sĩ, ở trạng thái “flow” có nghĩa là chúng ta hoàn toàn bị cuốn vào công việc mình đang thực hiện. Chúng ta sẽ trải nghiệm sự tập trung tuyệt đối.Là một người lãnh đạo, bạn có thể tạo điều kiện cho mọi người trải nghiệm trạng thái này bằng cách tạo ra các mục tiêu rõ ràng, ngắn hạn, cho họ cảm giác họ đang làm chủ và phản hồi ngay lập tức về những gì mà họ làm được, chứ không phải 6 tháng sau mới xem xét lại biểu hiện của họ. Hãy ngăn chặn sự nhàm chán xuất hiện khi trình độ kỹ năng của họ cao hơn nhiều so với thử thách được đặt ra, và hãy tìm cách để làm phong phú hơn công việc, liên tục nâng cao mức độ (giới hạn/ngưỡng giới hạn) để giữ họ luôn bận rộn.
Nếu bạn đang phải đấu tranh với sự mất tập trung để bước vào trạng thái “flow" này, hãy thử sử dụng một trong các app giúp tập trung phổ biến hiện nay.
5. Cho phép nhân viên tự chủ
Động lực có thể tăng lên khi người ta cảm thấy mình đang phụ trách một công việc. Ý thức về việc có quyền tự chủ và kiểm soát công việc sẽ tăng cường năng lượng của một người và giúp họ đạt được mục tiêu. Vậy nên, để đạt được kết quả bạn mong muốn, hãy cho họ quyền kiểm soát phương thức làm việc của mình.6. Tập trung vào những “Người vượt trội”
Thay vì cố gắng động viên tất cả mọi thành viên trong đội một cách ngang bằng, tập trung nỗ lực động viên của bạn vào những “người vượt trội” nhiều hơn. Chúng ta đều biết họ là ai. Họ là những người sẽ đi xa hơn và vượt ra khỏi khối lượng công việc của họ, những người luôn luôn có những nỗ lực vượt bậc và khiến mọi việc trở nên dễ dàng hơn cho cả đội.Một nghiên cứu ở Đại học Iowa cho thấy sẽ là rất đáng giá khi đặt những người như vậy ở các vị trí trung tâm trong công việc, cho phép họ có thể tiếp xúc với nhiều thành viên khác nhau. Nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng việc sắp xếp vị trí cho những người này một cách có chiến lược hơn, sẽ có ảnh hưởng tích cực đến toàn bộ nhân viên và cải thiện hiệu suất và động lực chung của cả doanh nghiệp.
7. Kết nối với mọi người
Hầu hết mọi người đều muốn nhiều hơn là chỉ một công việc tốt và gần nhà họ. Để luôn luôn có động lực, nhân viên muốn được cảm thấy mình là một phần của cái gì đó lớn lao. Là chủ doanh nghiệp, bạn cần kết nối họ, giúp họ hiểu được những nỗ lực của bản thân và cho họ thấy mình gắn bó trực tiếp như thế nào tới mục tiêu lớn, tầm nhìn và sứ mệnh mà bạn đang cố gắng hoàn thành.Hãy tận dụng mọi cơ hội để nhắc nhở mọi người về một mục tiêu cao hơn và về giấc mơ của doanh nghiệp. Việc nhắc nhở mọi người về điều mà doanh nghiệp đang hướng đến, lí do họ làm việc, và những thành tựu có thể đạt được là luôn luôn cần thiết.
8. Thay vì nói “Tôi sẽ làm được”, hãy hỏi “Liệu tôi có làm được hay không?”
Một nghiên cứu ở Đại học Illinois đã tìm ra mối liên hệ giữa việc thay đổi cách bạn độc thoại có thể có tác động đáng kể tới động lực của bạn để theo đuổi sự hoàn thành mục tiêu. Sự thay đổi ở đây rất đơn giản. Những người tự hỏi rằng họ có thực hiện nhiệm vụ hay không nhìn chung sẽ làm tốt hơn những người tự nói với bản thân rằng họ sẽ làm được.9. Cảnh giác với sự chần chừ
Một cách hữu hiệu để làm giảm động lực là đầu hàng trước sự trì hoãn. Hiểu rõ lý do khiến bạn do dự có thể giúp bạn giải quyết được vấn đề này. Theo học giả nghiên cứu về sự trì hoãn Piers Steel, tác giả của cuốn Procrastination Equation (tạm dịch: Phương trình của sự Trì hoãn), hầu hết những sự do dự, chần chừ bắt nguồn từ 3 lí do: thiếu tự tin để đạt được một mục tiêu cụ thể, không hứng thú với nhiệm vụ đề ra, và bốc đồng - điều này làm chuyển hướng tập trung ra khỏi mục tiêu và sao nhãng công việc. Phương trình của sự Trì hoãn dựa trên cơ sở 4 thành tố:- Kỳ vọng: niềm tin vào khả năng đạt được mục tiêu của bản thân
- Giá trị: mục tiêu đó có giá trị như thế nào đối với bạn
- Sự bốc đồng: khả năng chịu ảnh hưởng của bạn từ mong muốn trước mắt so với mong muốn lâu dài
- Sự chậm trễ: sẽ phải mất bao lâu để có thể thực hiện mục tiêu