1. Kỹ năng nền tảng
Các
kỹ năng nền tảng là điều kiện tiên quyết đối với các kỹ năng khác. Việc
thành tạo các kỹ năng nền tảng sẽ tạo ra chỗ đứng vững chắc, cần
thiết, giúp bạn tạo nên những ảnh hưởng hơn, lãnh đạo hiểu quả hơn và
đạt được những thành công lớn hơn trong vai trò người lãnh đạo.Cũng như kỹ năng lãnh đạo và quản lý hiệu quả luôn được đề cao trong một doanh nghiệp. Đối
với các nhà lãnh đạo giỏi, nền tảng này chính là sự nhận thức về bản
thân, khả năng xây dựng các mối quan hệ và khả năng xác định rõ những kỳ
vọng.
kỹ năng lãnh đạo và quản lý hiệu quả |
2. Kỹ năng định hướng
Mọi
người cần đến sự định hướng khi cấu trúc của tổ chức không hoặc không
thể đưa ra những định hướng đó. Không một tổ chức nào xây dựng được cơ
cấu hành chính hoàn thiện.
Các
nhà lãnh đạo xuất sắc “lập sơ đồ phạm vi hoạt động” để xác định nhu cầu
lãnh đạo. Họ vạch ra một phương hướng hành động để đáp ứng nhu cầu đó.
Không một nhà lãnh đạo nào có thể xác định được tất cả các nhu cầu và
vạch ra được tất cả các phương hướng hành động. Vì thế, những người lãnh
đạo, đặc biệt trong quy mô lớn toàn cầu, và những người chỉ huy, định
hướng các nhóm và tổ chức lớn phải tự nhân rộng bản thân mình. Họ sẽ
phát triển những người khác trở thành lãnh đạo
3. Kỹ năng gây ảnh hưởng
Các nhà lãnh đạo, quản lý nhà hàng chuyên nghiệp phải gây ảnh hưởng để mọi người tự nguyện ủng hộ mình.
Các
nhà lãnh đạo xuất sắc thường tìm kiếm những cam kết tận tâm hơn là dựa
vào mệnh lệnh và sự phục tùng. Họ gây dựng lòng khát khao ủng hộ trong
số những người đi theo họ hơn là ra lệnh cho cấp dưới tuân thủ các yêu
cầu. Họ khích lệ nhiều hơn là yêu cầu. Ở bất kỳ cấp độ nào, những người
đưa ra một định hướng sẽ trở thành nhà lãnh đạo khi những người khác tự
nguyện đi theo.
Các nhà lãnh đạo xuất
sắc sẽ xây dựng cơ sở để tạo ra những điều kiện cần thiết nhằm giành
được cam kết của người ủng hộ. Họ gây ảnh hưởng lên người khác và lôi
kéo họ đi theo một phương hướng hành động nhất định. Họ hiểu bối cảnh
chung tác động như thế nào đến những nỗ lực thu thu hút người ủng hộ họ đó là kỹ năng lãnh đạo quản lý.
Họ tạo ra một môi trường mang tính động viên, khích lệ nhằm đầy mạnh và
tăng cường các cam kết của người ủng hộ.
kỹ năng lãnh đạo quản lý |
4. Kỹ năng làm chủ tình thế
Chúng
ta sống và làm việc trong một thế giới bị quá tải với thông tin, giao
tiếp và các tiện ích đến nỗi việc tranh đấu là không thể tránh được và
những dòng giật tít, việc kiểm tra email đang trở nên ngày càng khó khăn
hơn. Xu thế đó có thể sẽ không thể thay đổi ngay trong một sớm một
chiều được.
Khả năng tập trung và ưu
tiên luôn luôn là yếu tố quan trọng để thành công trong bất cứ lĩnh vực
nào, nhưng ngày nay kiềm chế sự mất tập trung mà không đầu hàng những
tiện lợi mà nó đem lại đang trở thành thách thức đáng kể đối với tất cả
mọi người, kể cả những người kỷ luật nhất.
Đừng
mắc sai lầm. Nếu bạn không thể tập trung, bạn không thể hoàn thành mọi
việc. Và nếu bạn không thể làm được thì người khác sẽ làm.
5. Kỹ năng quản lý và lập kế hoạch
Đây
là một kỹ năng không thể thiếu của nhà lãnh đạo. Lãnh đạo là người xây
dựng tầm nhìn chiến lược cho công ty, đồng thời cũng phải quản lý và lập
kế hoạch cho các mục tiêu mà công ty cần đạt tới. Có khả năng quản lý
và lập kế hoạch, thì nhà lãnh đạo mới có thể duy trì, phát triển và thay
đổi được tầm nhìn chiến lược khi cần thiết.
khóa học kỹ năng lãnh đạo và quản lý |
6. Kỹ năng giao quyền hiệu quả
Nhà
lãnh đạo phải biết phát hiện nhân tài – người có khả năng bổ sung những
khiếm khuyết của bạn thay vì biết cách khen ngợi mà hãy phân quyền và
phân bổ công việc một cách hợp lý. Bên cạnh đó, người lãnh đạo cần phải
có chính sách đãi ngộ đặc biệt cho những con người giỏi, những người dám
đặt những mục tiêu vô cùng thách thức và tìm cách để thực hiện nó. Chỉ
vậy mới khuyến khích nhân viên, giúp họ có động lực tốt hơn để phấn đấu,
từ đó hiệu quả công việc chung cũng sẽ được nâng cao.
7. Kỹ năng giao tiếp
Nhà
lãnh đạo phải có một kỹ năng giao tiếp tốt bằng cả văn nói và văn viết,
vì điều đó sẽ bộc lộ được khả năng nhiều mặt của bạn và có ảnh hưởng
không nhỏ tới sự thành công của công ty. Muốn thuyết phục được nhân viên
tin mình, theo mình, nhà lãnh đạo phải biết cách truyền đạt thông tin.
Muốn thúc đẩy tinh thần làm việc của nhân viên, nhà lãnh đạo phải biết
cách khuyến khích, động viên, hay muốn có các bản hợp đồng, nhà lãnh đạo
cũng phải biết cách thương thuyết.
Xem thêm: khóa học kỹ năng lãnh đạo và quản lý
8. Kỹ năng tương tác
- Lắng nghe
Luôn
quan tâm để lắng nghe ý kiến của người khác. Tìm hiểu những
vấn đề đang cản trở nhân viên của bạn làm việc hiệu quả và
hăng hái. Lắng nghe cẩn thận để hiểu hơn về cuộc sống, vấn đề
cân bằng cuộc sống/công việc và khuyến khích các giải pháp
của nhân viên.
- Linh hoạt
Một
nhà lãnh đạo giỏi không phải lúc nào cũng cần hoặc muốn mình
phải đúng. Hãy cởi mở với những ý kiến khác, những ý tưởng
và sáng tạo của người khác. Nếu nhân viên của bạn cảm thấy
thoải mái đưa ra những ý kiến và được tham gia vào việc phát
triển và áp dụng chúng, họ sẽ chủ động, tích cực tìm kiếm
những cơ hội để đóng góp cho công ty.
- Thông cảm
Chỉ
ra sự đồng cảm và kiên nhẫn. Luôn đối xử với đồng nghiệp và
nhân viên lịch thiệp và tôn trọng, quan tâm tới từng cá nhân.
Nhớ, cách bạn tương tác với mọi người ảnh hưởng tới cách bạn
nhận thức về một nhà lãnh đạo.
9. Kỹ năng tạo động lực
- Khuyến khích mọi người
Một
nhà lãnh đạo giỏi có khả năng truyền cảm hứng, động viên và tiếp thêm
năng lượng cho nhân viên. Là một người cố vấn. Tập trung vào việc mang
lại những điều tốt nhất cho mọi người, phát triển tài năng của họ và
khuyến khích họ đưa ra sáng kiến và đánh giá.
- Khen ngợi thành công
Nhanh
chóng biểu dương. Chúc mừng và cảm ơn một nhân viên về những
đóng góp vào công việc sẽ giúp bạn giữ được lòng trung thành
của họ. Khi điều gì đó xảy ra, đừng bao giờ chỉ trích một
nhân viên trước mọi người. Hãy làm nó kín đáo và có tính xây
dựng, trừ phi bạn đang có ý định sa thải họ.
- Đứng phía sau nhân viên của bạn
Là
một nhà lãnh đạo không có nghĩa mọi người sẽ theo bạn. Bạn cần phải cho
thấy rằng bạn đang đứng sau họ. Hiểu được nhu cầu của nhân viên. Cho
dù đó là đào tạo nâng cao kỹ năng, công nghệ mới hay sự thay đổi
nhiệm vụ, sẵn sàng cung cấp cho họ. Bạn sẽ có thể thành công,
nhưng điều quan trọng là bạn hành động theo cách ủng hộ họ.
- Giúp đỡ
Chỉ
ra rằng bạn hiểu thử thách của họ, thậm chí cả khi bạn không
có kinh nghiệm về công việc của họ. Bạn sẽ có thể hiểu rõ
mong muốn và làm những điều có ý nghĩa nếu bạn cập nhật và
tiếp cận công việc và trách nhiệm của họ.
10. Kỹ năng giải quyết vấn đề
Là
người lãnh đạo giỏi bạn cũng cần phải có kỹ năng giải quyết vấn đề
nhanh và chính xác. Người lãnh đạo không thể làm ngơ hay đùn đẩy trách
nhiệm cho người khác khi có những vấn đề hóc búa hoặc những vấn đề phát
sinh trong tập thể của mình. Để làm được này, người lãnh đạo cần phải là
người thật sự công bằng và nhanh nhạy nắm bắt thời cơ thuận lợi để vấn
đề được giải quyết tốt nhất. Không chậm chạp nhưng cũng đừng quá vội
vàng, nếu không chính bạn sẽ đẩy sự việc thêm phức tập và có thể khiến
nhân viên hiểu nhầm bạn là người thiếu năng lực, không xứng đáng với vị
trí lãnh đạo mà mọi người tin tưởng giao cho.
11. Có tư duy chiến lược
Tư
duy chiến lược là điều vô cùng quan trọng đối với người lãnh đạo, nó
thể hiện được tầm nhìn chiến lược của lãnh đạo và của cả công ty. Tư duy
chiến lược chính là nghệ thuật vượt qua đối thủ, đề ra được những chiến
lược cụ thể để cạnh tranh. Nếu chiến lược đúng đắn sẽ giúp cho công ty
có những bước phát triển tốt, ngược lại bạn sẽ đẩy công ty rơi vào khó
khăn.
12. Tự tin và quyết đoán
Tự
tin và quyết đoán là hai điều mà kỹ năng lãnh đạo cần trau dồi thường
xuyên. Khi đứng trước khó khăn, thử thách của công ty người lãnh đạo
chính là thuyền trưởng chèo lái con thuyền, con thuyền có cập bến an
toàn hay không hoàn toàn phụ thuộc vào người thuyền trưởng đó. Do vậy,
nếu không tự tin và quyết đoán trước những cơ hội có thể con thuyền sẽ
bị nhấn chìm hay đúng hơn là công ty sẽ bị đẩy xuống vực thẳm.
Có
thể nói rằng, tất cả những điều đó là tố chất cần có của một người lãnh
đạo. Là người đi đầu trong một tập thể, vị trí đặc biệt đó quyết định
nên các tố chất mà họ cần phải có.
Tố
chất đó là sự tổng hòa của nhiều mặt như hành vi, trí tuệ, tình cảm,
thái độ. Một nhà lãnh đạo giỏi không nhất thiết phải là một nhà diễn
thuyết, bởi vì một nhà diễn thuyết đại tài chưa chắc đã có khả năng
“điều binh khiển tướng”.